0
  • Địa chỉ 1: 374 Nguyễn Văn Lộc - P. Mộ Lao - Q. Hà Đông - TP. Hà Nội
  • Địa chỉ 2: 374 đường Nguyễn Văn Lộc - khu đô thị Mộ Lao - P. Mộ Lao - Q. Hà Đông - TP. Hà Nội
  • Hotline: 0986.55.3689

Cách phân biệt và nhận biết da thật, da giả và các chất da được dùng làm đồ da

27/09/2019 - 2157 lượt xem

Cùng đồng hành với các quý ông là những món đồ da cao cấp hàng ngày nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc về món đồ của mình được làm từ chất da gì chưa? Rằng những đôi giày da, cặp da, ví da… của mình là chất da gì? Tại sao chúng  lại sở hữu độ bền cao, chất da mềm mại và một vẻ đẹp thời trang như vậy? Hãy để MAXĐỘCSHOP.COM hướng dẫn bạn cách phân biệt, nhận biết các chất da.

Giầy da được làm từ rất nhiều loại da, đó có thể là da thật, da nhân tạo, da tổng hợp hoặc thậm chí là giả da.

Chất da thật (da thuộc):

Da thuộc từ trước đến nay vẫn luôn được coi là loại vật liệu chế tạo các loại túi ví, dây lưng cao cấp và sang trọng nhất. Da thật có đặc tính mềm, dẻo dai và đặc biệt rất bền. Thực sự da có tuổi thọ gấp nhiều lần các loại vật liệu phủ giả da khác. Da có thể thở nên chúng có thể làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào những tháng mùa đông. Da dùng làm vật liệu chế tạo túi, ví, dây lưng và các vật dụng khác được trải qua một chuỗi quy trình xử lý hóa học gọi là thuộc da, Nhờ có quá trình đó, da thật sẽ không bị mục theo thời gian, đồng thời bề mặt da còn đẹp và bóng hơn. Sau đó, da còn được phủ màu sắc để tạo ra những món đồ da thật thời trang và hợp xu hướng. Chu trình này làm mềm, làm đẹp và giúp bảo vệ da. Bạn có thể nhận biết được đâu là sản phẩm da thật thông qua bao bì của nó. Nếu là da thật sẽ được ghi là real leather, genuine leather, patent leather , cow hide (da bò), 100% leather…

- Patent leather (da bóng): Cũng là một loại da thật, không phải là một loại da giả. Thực ra, patent leather là da thật đã qua xử lý và được phủ một lớp chất liệu (ví dụ như nhựa, dầu hạt lanh). Chất liệu này khá phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang.

- Genuine leather: Tuy không phải là da thật 100% nhưng nó có chứa da thật nên vẫn không bị xếp vào nhóm giả da.

Da tổng hợp cao cấp (Synthetic leather):

Là loại vật liệu man-made nghĩa là do con người tạo ra giống y chang như da. Nó có bề mặt mềm như da, được nhuộm và xử lý cho có cái nhìn và cảm nhận của da thật. Nó thường được sử dụng thay thế cho da thật bởi vì ít tốn kém và mang ý nghĩa cao đẹp bảo vệ môi trường vì không sử dụng da động vật để tạo ra, không giết hại động vật. Synthetic leather không bao giờ bị bong tróc

Chất da lộn (suede leather):      

Da lộn ngày càng trở nên thân thuộc trong ngành công nghiệp thời trang và được coi là biểu tượng thời trang có tính chất tinh tế và sang trọng của nó. Da lộn cực kỳ linh hoạt – đặc tính của da lộn đã trở thành sự yêu thích cho các nhà thiết kế thời trang cao cấp.

Da lộn đem đến cảm giác sang trọng có một ngoại hình trang trí đẹp. Bề mặt da lộn trông giống như những sợi lông ngắn dày đặc. Khi da lộn được chải kỹ, nó có màu và hạt nhất quán. Đôi khi xuất hiện những màu tối hơn, da lộn cũng có thể được nhuộm. Trong khi màu sắc tự nhiên hầu hết các loại da là màu rám nắng. Vì da lộn mềm và mỏng, rất tốt cho việc sản xuất quần áo. Phổ biến nhất trong sản xuất giày dép, túi xách, bọc đệm, bọc ghế, găng tay, rèm cửa và các phụ kiện khác và tạo nên một sản phẩm trên cả tuyệt vời.

Chất da sáp:

Nói nôm na một cách dễ hiểu thì da sáp là một loại da được người ta thuộc bằng công nghệ với một lớp hóa chất, lớp hóa chất này thường là Chrome tan. Sau quá trình thuộc da kỹ lưỡng da sẽ được đem ra và chà lên 1 lớp sáp. Vì nhu cầu và mục đích sử dụng sẽ khách nhau nên sinh ra nhiều loại da sáp khác nhau, và nó khác nhau ở chính lớp sáp chà lên là nhiều hay ít, khô hay ướt, dày hay mỏng…

Đặc trưng dễ nhận thấy của da sáp là bề mặt da nhám, mờ, và rất dễ trầy. Dùng móng tay cào NHẸ ở 1 góc da sẽ thấy da xước trắng lên, dùng da đầu ngón tay chà miết nhiều lần, vết trầy sẽ mờ đi trông thấy. Da sáp thường có mùi sáp đặc trưng so với những da khác. Da sáp có cấu tạo lỗ chân lông hở, không đc sơn, phủ màu kín như da sơn, nappa, nên da rất dễ thấm nước.

Khi đốt bạn sẽ nghe thấy mùi khét bánh quy (mùi sáp cháy), trong khi đa số những loại da khác đốt lên sẽ nghe mùi tóc cháy.

Da sáp được chia làm 2 loại chủ yếu là sáp láng và sáp mill:

- Da sáp láng: Đây là loại da được người ta chà hoặc bào mòn để da không còn vân láng bóng và không còn lỗi không đều trên da. Loại này có thể được người ta chế tác thêm vân, lỗ hoặc hạt… cũng có thể để láng nguyên còn tùy và omucj đích sử dụng

- Da sáp  mill: Ngược lại với da sáp láng loại này lại được để nguyên vân kể cả vết thẹo hoặc vết côn trùng cắn. Thông thường loại da này được người ta chọn lọc từ những con (bò, ngựa…) có bề mặt da đẹp còn những con không được chọn thì mới chuyển sang làm da láng hoặc các loại da khác

Nhận biết và phân loại các chất da động vật:

-Chất da Bò/Trâu: Đặc điểm của da bò đó là lỗ chân lông có hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều. Còn da trâu thì lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm nhão hơn da bò, trông không được mịn và đẹp như da bò. Hai loại này thường được dùng làm giày, dép da.

-Chất da ngựa: Da ngựa thường dai và đanh, nhìn gần bề mặt da ngựa có lỗ chân lông hình bầu dục gần giống với da cừu, lỗ chân lông da ngựa thường được sắp xếp theo trật tự có độ mờ và thưa hơn da bò. Da ngựa được dùng nhiều làm các sản phẩm đồ da như: dây thắt lưng da ngựa, ví da ngựa, túi xách da ngựa, giày da ngựa...

-Chất da dê: Là chất liệu da có tính mịn, dai, da dê thường có độ mềm hơn da bò nhưng lại co giãn nhiều hơn. Nhìn gần bề mặt da dê thường có các đường vân hình vòng cung, trên dải vân có 2-3 lỗ chân lông to, xung quanh là những lỗ chân lông nhỏ. Da dê mềm nên thường dùng nhiều để làm áo da dê, găng tay da dê, túi xách nữ da dê...

-Chất da cừu: Thường mềm và mỏng, các lỗ chân lông da cừu có hình bầu dục nhỏ được xếp thành hàng phân bố đều trên bề mặt da. Da cừu dẻo dai, có tính cách nhiệt, vì thế được sử dụng nhiều làm các loại áo ấm da cừu, găng tay da cừu, giày da cừu...

-Chất da cá xấu, da đà điểu:  Đây là hai loại da cao cấp. Nếu là loại da thật thì các khớp nối giữa các lớp vẩy mềm mại, linh động, lớp vẩy sừng thì cứng, không linh động. Còn là da giả thì các khớp nối cứng hơn lớp vẩy, không linh động, cứng vì do chúng là do quá trình ép mà có được. Riêng phần da chân của đà điểu có cấu trúc như chân gà, ở giữa có lớp vẩy xếp như lớp vẩy cá, còn nếu là giả thì vẩy sẽ không xếp thành lớp. Những nốt chân lông da thật thường nghiêng 1 góc 42 độ so với bề mặt và ở giữa các nốt chân lông có một lỗ thủng xuyên qua tấm da. Nếu là giả da thì các nốt chân lông này được tạo vuông góc với bề mặt da, không có lỗ thủng ở giữa các nốt chân lông.

Giả da, Da P.U:

Da PU còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa dẻo, da nhựa mềm. Da PU chính là simili đã được phủ lên lớp nhựa Polyurethane (PU). Bởi có tính chất của nhựa PU nên da PU mềm gần giống da thật, dễ lau chùi, dễ bảo quản, độ bền cao hơn simili.

Chất liệu da PU khá tốt và bền nên được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm như ví da, túi xách da, giày dép da. Cho dù da PU đẹp có độ bền và dẻo thì giá thành vẫn rất rẻ cũng chỉ bằng khoảng nửa da thật.

Các sản phẩm giày da nam  tại Max Độc Shop đều được làm từ chất liệu da tự nhiên, đảm bảo tính thẩm mĩ và cả chất lượng. Phái mạnh có thể tìm cho mình một đôi giày da nam tại hệ thống các cửa hàng của Max Độc tại HÀ NỘI, hoặc bạn có thể đặt Online tại MAXDOCSHOP.COM

Tin tức liên quan

Đánh giá khách hàng

Bảo hành 12  đến 24 tháng (không áp dụng với hàng sale, xả hàng...)
Nhận hàng thanh toán tại nhà
Đền gấp 10 giá trị đơn hàng
0986553689